BPA LÀ GÌ VÀ TẠI SAO CHÚNG TA CẦN QUAN TÂM ĐẾN NÓ
Nhận thấy có nhiều mẹ thắc mắc về việc trên nhãn bình sữa hay có ký hiệu BPA free hoặc nhắc đến BPA nên hôm nay mình post một bài đầy đủ thông tin về nó để các mẹ cùng tham khảo và nắm rõ hơn nhé!BPA LÀ GÌ?
Bisphenol A (BPA) là một hóa chất công nghiệp trong thành phần sản xuất các loại chai nhựa cứng và hộp đựng thực phẩm được dùng từ những năm 1960, loại nhựa vẫn được dùng để sản xuất bình sữa cho trẻ nhỏ, bình đựng nước và có trong bề mặt lớp lót bên trong các lon đựng thực phẩm và đồ uống.
ẢNH HƯỞNG CỦA BPA ĐỐI VỚI SỨC KHỎE CON NGƯỜI
Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng BPA có thể hòa tan vào trong thức ăn đồ uống, đặc biệt trong môi trường có nhiệt độ cao hơn bình thường. BPA nguy hiểm ở chỗ nó có thể thôi nhiễm khi bao bì được đun nóng, được làm sạch bằng các chất tẩy rửa mạnh hoặc tiếp xúc với thức ăn hoặc đồ uống có tính axit
Mặc dù được sử dụng hơn 50 năm nay nhưng tới gần đây các nhà khoa học mới phát hiện ra BPA có khả năng gây ra rất nhiều các chứng bệnh cho con người, trẻ sơ sinh và thai nhi. Theo Bộ Y tế Canada, BPA là một chất rất nguy hiểm bởi hợp chất này có khả năng phá hủy nội tiết tố và gây nên những biến đổi tiêu cực khôn lường cho sức khỏe con người. Nhiều tổ chức nước ngoài đã khuyến cáo rất rõ rằng phụ nữ có thai hoặc cho con bú nên tránh những sản phẩm có chứa chất BPA, nhằm giảm tối đa cơ hội bị phơi nhiễm (nhiễm độc do tiếp xúc), tránh ảnh hưởng cho trẻ mới sinh.
NHỮNG CHỨNG BỆNH MÀ BPA CÓ THỂ GÂY RA- Thay đổi hành vi: nhiều thí nghiệm nghiên cứu cho thấy rằng khi tiếp xúc với BPA liều thấp có thể gây ra hiệu ứng hành vi, bao gồm cả tăng động, hung hãn, giảm khả năng tiếp thu, đảo ngược sự khác biệt giới tính bình thường trong cấu trúc não và loại bỏ những khác biệt trong hành vi tình dục, làm tăng khả năng nghiện ma túy...
- Gây dậy thì sớm: khi tiếp xúc với BPA liều thấp có thể ảnh hưởng đến thời gian khởi đầu của tuổi dậy thì.
- Bệnh down: phơi nhiễm BPA có liên quan đến một lỗi trong phân chia tế bào gọi là aneuploidy, gây ra 10-20% trong số tất cả các khuyết tật bẩm sinh ở người, bao gồm bệnh Down. Trong các nghiên cứu trên chuột, BPA gây aneuploidy ngay cả ở liều lượng rất thấp.
- Giảm lượng tinh trùng: một số nghiên cứu cho thấy nam giới thường xuyên tiếp xúc với BPA liều thấp cũng bị giảm khả năng sản xuất tinh trùng hàng ngày và khả năng sinh sản. Các nhà khoa học cũng cho rằng BPA làm sụt giảm nồng độ hormon nam trong cơ thể phái mạnh.
- Ung thư vú: đã có nghiên cứu tiết lộ rằng BPA kích thích phát triển tuyến vú, từ đó có thể dẫn tới tăng nguy cơ ung thư vú.
- Ung thư tuyến tiền liệt: khi nam giới tiếp xúc với BPA, kích thước tuyến tiền liệt có thể tăng đáng kể và tiềm tàng dẫn tới bệnh ung thư.
Hiện có 7 loại nhựa khác nhau được sử dụng trong đời sống (từ việc sản xuất CD tới bình sữa cho em bé). Trong số này có hai loại sau đây đặc biệt nguy hiểm vì có khả năng hòa tan BPA vào thức ăn đồ uống là loại số 3 (PVC) và loại số 7 (đặc biệt nhựa của loại số 7 thường được dùng làm bình sữa cho trẻ em). Nếu bạn nhìn thấy đồ nhựa có các dấu hiệu trên mà không có BPA Free thì không bao giờ được sử dụng để đựng đồ ăn.
Cho tới nay ở Việt Nam, việc sử dụng các đồ nhựa không chứa BPA (BPA-Free) vẫn còn chưa được quan tâm đúng mức. Để bảo vệ sức khỏe cho mình và đặc biệt là con em mình, xin tránh sử dụng bất cứ hộp nhựa nào (hoặc bình nhựa, bình sữa) không có cam kết BPA Free.
Các sản phẩm của Comotomo, bao gồm bình sữa comotomo, ty ngậm đều không chứa BPA. Đặc biệt tất cả các sản phẩm bình sữa Comotomo đều có van thông khí thông minh, được cấp bằng sáng chế của Hoa Kỳ, làm giảm tối đa triệu chứng đầy hơi và khó chịu ở trẻ nhỏ khi bú bình.
HẠN CHẾ BPA TRONG BÌNH SỮA KHI PHA SỮA CHO BÉ:Một báo cáo năm 2007 của tổ chức môi trường California cho thấy khi đun nóng bình sữa nhựa có chứa BPA thì lượng BPA tiết ra là khá cao. Khi chúng ta tiệt trùng bình sữa bằng cách đun sôi thì vô tình chất BPA sẽ xuất hiện trên bề mặt bên trong bình sữa, vì thế trước khi pha sữa chúng ta nên tráng bình bằng một ít nước chín đã để nguội nhằm dội đi chất BPA có trong bình sữa.
LỜI KHUYÊN HỮU ÍCH KHI SỬ DỤNG CÁC SẢN PHẨM NHỰA
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương trước tác động của chất BPA. Cha mẹ và những người chăm sóc trẻ cần lưu ý những thông tin sau để tránh cho trẻ tiếp xúc với chất độc hại này:
- Hết sức thận trọng với những sản phẩm nhựa, đặc biệt là bình sữa và các sản phẩm đựng chất lỏng cho bé không rõ nguồn gốc xuất xứ và tuyệt đối không sử dụng các sản phẩm nhựa đã bị mờ đục hoặc trầy xước bề mặt vì khi đó nó giải phóng nhiều chất BPA hơn so với các sản phẩm nhựa bình thường khác.
- Nên vệ sinh sản phẩm bằng tay hơn là trong máy rửa bát và đặc biệt là không được sử dụng các loại cọ để chà rửa bề mặt của sản phẩm. Việc làm nóng quá mức hoặc chà rửa quá mạnh gây trầy xước bề mặt bên trong của nhựa có thể làm rò rỉ một lượng lớn BPA có trong sản phẩm.
- Chỉ tiệt trùng đồ nhựa khi thật cần thiết.
- Không sử dụng các hộp nhựa chứa chất polycarbonate trong lò vi sóng. Đây là chất mạnh và bền, nhưng theo thời gian nó có thể bị phá vỡ cấu trúc khi sử dụng ở nhiệt độ cao và cho phép BPA có thể ngấm vào thức ăn.
- Nên sử dụng các loại hộp nhựa để đựng rau hoặc hoa quả tươi, đồ đông lạnh để làm giảm sự phơi nhiễm của BPA từ các sản phẩm nhựa.
- Nhựa PC cứng, trong suốt, sẽ có ký hiệu mã tái chế số 3 hoặc số 7 dưới đáy chai. Cha mẹ hãy lưu ý khi chọn mua các sản phẩm đồ nhựa cho con em mình.
- Hãy chọn những sản phẩm nhựa không chứa BPA và được dán nhãn BPA free như loại nhựa PP (polypropylene) mềm và đục hơn nhựa PC, ký hiệu bằng chữ PP hoặc số 5 dưới đáy. Nhựa PES, PPSU cũng rất an toàn với người sử dụng và đặc biệt những loại nhựa này cách nhiệt tốt.
- Nếu có thể, hãy lựa chọn các chất liệu thay thế như thủy tinh hoặc thép không gỉ để đựng thay vì các sản phẩm nhựa, đặc biệt với thức ăn hoặc các loại chất lỏng nóng..
- Tránh sử dụng các sản phẩm đóng hộp, đặc biệt là hộp nhựa vì hầu hết các sản phẩm này đều được lót bằng nhựa có chứa BPA.
BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪACho đến nay, Việt Nam chưa có nghiên cứu nào về tác hại của BPA nên chưa có quy định nào an toàn về BPA. Vì thế để hạn chế rủi ro, người tiêu dùng nên lựa chọn sử dụng những mặt hàng có tên tuổi và chất lượng (đặc biệt là đồ dùng của trẻ em), không nên ham rẻ mà dùng những đồ không rõ nguồn gốc được bày bán trôi nổi trên thị trường. Giảm tối thiểu việc tiêu dùng các các thực phẩm và đồ uống đóng hộp vì lớp tráng bên trong hộp có thể chứa BPA, thay vào đó hãy nên dùng các thức ăn tươi hay đông lạnh.
Dùng các bình nước làm bằng thép không rỉ hay bằng nhôm. Dùng các chai sữa thủy tinh hoặc chai sữa có ghi rõ là không chứa BPA.
comotomo and more st.